Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí hưng thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc Đế vương Thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”- Tiến sĩ Thân Nhân Trung dưới triền Lê Với quần thể kiến trúc cổ kính và độc đáo nằm gần trung tâm Hà Nội, Văn miếu Quốc Tử giám là một chứng nhân cho ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng thu nhận các học trò xuất sắc nhất cả nước, là nơi địa linh nhân kiệt vinh danh những bậc anh tài đỗ đạt trạng nguyên, tiến sĩ. Ngày nay, Văn miếu Quốc Tử giám trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết tới.
 


Lịch sử hình thành

Cùng với sự phát triển hưng thịnh của Nho Giáo, vua Lý Thánh Tông đã bắt đầu cho lập Văn Miếu và đắp tượng tương Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền vào năm 1070 và được cúng tế bốn mùa. Mảnh đất lành giữa lòng kinh đô Thăng Long này từng được vua chúa chọn làm nơi đào tạo học vấn cho Hoàng thái tử.

Vào năm 1076, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong việc gìn giữ và xây dựng đất nước, vua Lý Nhân Tông đã cho lập thêm nhà Quốc Tử Giám và tuyển trong các quan thần lấy những người tài giỏi để học tại đó. Tới năm 1253, vua Trần Thái Tông đã cho mở rộng Văn miếu Quốc Tử Giám và thu nhận các sĩ tử xuất sắc trong khắp nước Việt. Hơn một nghìn năm sau, danh nhân văn hóa thế giới Chu Văn An được cử làm quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng) và trực tiếp giảng dạy cho các hoàng tử. Khi ông qua đời, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ông ở Văn Miếu ngay bên cạnh Khổng Tử.

Vào năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ và cho tới tận thời nhà Nguyễn lên ngôi, khi triều đình quyết định di dời kinh đô vào Huế, vua Gia Long đã bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái học thành nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và cho xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. 

Trong chiến tranh kháng chiến chống pháp, Văn Miếu Quốc Tử giám cũng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng nặng nề. Đến tận năm 1999, thành phố Hà Nội mới bắt đầu khởi công trùng tu và xây dựng lại Văn miếu Quốc Tử Giám. Năm 2003, thành phố Hà Nội đã khởi công đúc tượng đồng 4 danh nhân văn hóa bao gồm Vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An để thời trong nhà Thái Học. 

Sau gần một thiên niên kỷ thăng trầm cùng lịch sử nước Việt, Văn miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn giáo dục và tinh thần khuyến học của đất nước nghìn năm văn hiến.

Kiến trúc Văn Miếu
 

Giữa những ồn ào và vội vã, Văn miếu Quốc Tử Giám uy nghiêm và tĩnh lặng nằm đó như cách xa khỏi cuộc sống xô bồ và bận rộn. Tới Văn miếu Quốc Tử Giám, du khách không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc tinh tế sơn thủy hữu tình nơi đây. Đối diện với Văn miếu Quốc Tử Giám là hồ Văn Chương, giữa hồ có gò Kim Châu, tương truyền trước đây hồ được dùng làm nơi bình văn thơ và ngắm cảnh của các Nho sĩ trong kinh thành. 

Bước chân vào cổng lớn Văn miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ cảm nhận được nét tôn nghiêm nơi đây với bốn trụ lớn, hai bên có ghi hai bia “Hạ mã”. Tương truyền xưa kia dù là khanh tướng hay trọng thần, mang võng lọng hay xe ngựa hễ đi qua Văn Miếu đề phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe ngựa. Phía hai bên có hình hai con Nghê với quan niệm của người xưa là dùng nghê để nhận diện kẻ ác, người thiện.

Văn miếu Quốc Tử Giám được sắp xếp thành 5 khu riêng biệt và mỗi khu lại có một nét độc đáo khác biệt. Tất cả hợp lại để đặc tả hai di tích nổi tiếng riêng biệt là Văn miếu và Quốc Tử Giám. 

Bước chân qua Văn Miếu môn, dọc những cây cổ thụ to rợp bóng hàng trăm năm tuổi dẫn bạn tới Đại Trung Môn với ba gian lợp ngói và Thành Đức Môn, Đại Tài Môn ở hai bên.

Đại Thành Môn mở ra một không gian vô cùng ấn tượng với Khuê Văn Các. Khuê Văn Các là một công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo và là được chọn là biển tượng cho thành phố Hà Nội. Với lối kiến trúc cổ lầu nhỏ nhắn, đơn giản và mang dấu ấn riêng của Việt Nam, Khuê Văn Các được thiết kế 2 tầng và được trạm trổ rồng phượng tinh tế ở bốn trụ cột tầng một, tầng trên được thiết kế tượng trưng cho sao Khuê với những thanh gỗ chống tỏa ra xung quanh tượng trưng cho ánh sáng sao Khuê.

Bước qua Khuê Văn Các khuôn là khuôn viên của giếng Thiên Quang với 82 bia tiến sĩ đặt dọc bên cạnh giếng. Nét mềm mại của cửa tròn Khuê Văn Các tượng trưng cho trời, nét cứng rắn của giếng Thiên Quang vuông tượng trưng cho đất. Vô tình hữu ý người xưa đã tạo nên một kiến trúc hài hòa trời đất, hòa hợp phong thủy tạo nên một nét đẹp độc đáo cho Quốc Tử Giám.

Con đường gạch nhỏ dọc giếng Thiên Quang đưa bạn tới thế giới linh thiêng nơi thờ Khổng Tử, tứ phối là Tăng Sâm, Mạnh Tử, Tư Tử và đặt bài vị của 10 vị hiền triết. Khác với lối kiến trúc mang đậm nét Trung Hoa với chánh điện, hậu điện, tháp chuông, hồ sen ở Văn Thánh – Khổng Miếu ở Trung Quốc. Khu Văn miếu ở Việt Nam được thiết kế với lối kiến trúc chữ U, chính diện là tòa Bái Đường, bên trái là Tả Vu, bên phải là Hữu Vu. Bước qua sân Đại Bái được làm hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng với những cây cổ thụ, đại thụ hàng nghìn năm tuổi, bạn sẽ tới tòa Bái Đường với những câu đối, câu thơ và những phong tục tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét Việt. 

Cuộc hành trình khám phá Văn miếu Quốc Tử Giám của bạn kết thúc tại đền Khải Thánh, nơi đây mới được chính quyền Hà Nội tu sửa và đặt tượng tưởng niệm hai nhà vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và danh nhân văn hóa thế giới Chu Văn An.

Hệ thống bia tiến sĩ
 

Bước tới khuôn viên của hồ Thiên Quang, bạn sẽ nhìn thấy 82 bia đá được trịnh trọng đặt trải dài từ triều đại nhà Lê Sơ, qua thời Mạc tới thời Lê trung hung từ năm 1442 tới năm 1779. Giá trị và nét đặc sắc của 82 bia đá này chính là những bài văn, bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý nền giáo dục nước nhà trải dài qua nhiều thời đại.

Có những đoạn trích được nhắc cho tới tận ngày nay như: 

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí hưng thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc Đế vương Thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”. Có thể thấy, từ xưa tới nay, nước Việt luôn chú trọng phát triển giáo dục, trọng dụng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.

Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam. 

Các bia tiến sĩ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản tư liệu của quốc tế.

related destinations

Nằm trên trục đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bảo...
Nhắc đến Hà Nội có ai không biết đến 36 phố phường Hà Nội với...
Hồ Gươm có một bề dày lịch sử và huyền thoại song hành với bề...
Call to book
(+84) 3 87 86 68 52

Nói về chúng tôi